THỐI TRÁI SẦU RIÊNG VÀ KALI BO SỮA GIÚP TĂNG PHẨM CHẤT TRÁI
Thối trái sầu riêng là một trong những bệnh hại thường gặp trên cây sầu riêng. Bệnh khiến trái thối nhũn, hư hỏng, ảnh hưởng lớn đến năng suất và gây thiệt hại kinh tế đáng kể cho nhà vườn.
Mời bà con cùng drplant.vn tìm hiểu về nguyên nhân và cách phòng trừ bệnh thối trái trên cây sầu riêng qua bài viết sau đây!

TÁC NHÂN GÂY THỐI TRÁI SẦU RIÊNG
Bệnh thối trái sầu riêng do nấm Phytophthora Palmivora gây ra.
Chúng gây hại trên nhiều bộ phận của cây.
Bệnh làm trái nhỏ, chín sớm (chín háp), bệnh nặng làm thối cả trái và lây lan sang những trái khác.
Gây hại trong mọi giai đoạn của trái và cả trái sau thu hoạch.
ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH, PHÁT TRIỂN THỐI TRÁI SẦU RIÊNG
– Bệnh thối trái sầu riêng thường xuất hiện nhiều vào mùa mưa hoặc khi có nhiều sương mù.
– Nhiệt độ môi trường trong vườn thấp, thoát nước kém tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển và gây hại.
– Từ các vết bệnh ban đầu của sợi nấm sẽ sản sinh rất nhiều bào tử và lây lan rất nhanh trong điều kiện có gió, mưa hay lũ lụt.
– Nguồn nước tưới trong vườn cũng là yếu tố làm cho nấm phát tán, lây lan.
– Nấm lưu tồn chủ yếu trong đất, trong nước và trong các bộ phận bị bệnh của cây.
– Vườn cây ẩm thấp, không thông thoáng, rậm rạp, không cắt tỉa thường xuyên chính là điều kiện thuận lợi để nấm bệnh phát sinh và lây lan trên diện rộng.
– Ngoài ra, vết đục của sâu đục trái còn tạo điều kiện cho bệnh phát triển mạnh.

TRIỆU CHỨNG THỐI TRÁI SẦU RIÊNG
Trên thân cây
Khi cây sầu riêng bị nấm bệnh tấn công, trên thân cây xuất hiện đốm sậm màu hơi ướt.
Sau đó vết bệnh sẽ chuyển sang màu nâu đỏ, vỏ bị nứt và chảy ứa ra các giọt nhựa trong vàng, phần gỗ tại vết bệnh cũng hóa nâu.
Biểu hiện trên lá
Nấm bệnh tấn công trên lá làm cháy lá, lá vàng héo và rụng dần. Đôi khi bệnh còn gây hại trên các cành cao phía trên.
Thối trên trái
Dấu hiệu bệnh thường xuất hiện ở phần đít trái, đầu tiên là những đốm nâu đen nhỏ, sau đó lan rộng ra và có màu đen.
Bệnh tiến triển thành từng lõm lan rộng và ăn sâu vào thịt trái, làm cho thịt trái bị nhũn thối có mùi hôi chua, khó chịu. Khi thời tiết ẩm thấp, trên vết bệnh hình thành những tơ nấm trắng.
Cây sầu riêng mắc bệnh này sẽ khiến trái nhỏ, chín sớm, nghiêm trọng hơn có thể thối cả trái và lây lan sang những trái khác.
Bệnh xuất hiện trong mọi giai đoạn của trái, kể cả sau khi thu hoạch.
SỬ DỤNG KALI BO SỮA – CHUYÊN DÙNG SẦU RIÊNG TRÁI LỚN NHANH

THÀNH PHẦN KALI BO SỮA
Nts : 3%; P2O5hh : 3%; K2Ohh : 9%; Bo (B): 700mg/kg; Mo: 53mg/kg.
CÔNG DỤNG KALI BO SỮA
Công thức đặc biệt giúp cây cân bằng hàm lượng dưỡng chất và acid amin cần thiết cho cây.
Hạn chế rụng bông, rụng trái non.
Giúp to trái, to củ, dày cơm, ngọt trái, chắc ruột, nặng ký, mập cọng, trắng cọng, to lá, dày lá, tăng hương vị đặc trưng của nông sản.
Hạn chế nám trái, nứt trái, thối trái, thối bẹ, ghẻ trái, sọc ếch.
Giúp đạt chất lượng xuất khẩu.
LỜI KẾT:
Bà con nên sử dụng KALI BO SỮA để diệt trừ nấm bệnh và phát triển cây trồng, vui lòng nhấc máy liên hện tới hotline: 0776.755.793 hoặc qua website: drplant.vn để được tư vấn và đặt hàng ngay nhé. Xin cám ơn!
>>>>>> XEM THÊM: PREM AMINE – KỸ THUẬT KÍCH TO TRÁI VÀ NẶNG KÝ HIỆU QUẢ